1. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014
Xem thêm: Công ty có cổ phần có vốn của nhà nước được hiểu như thế nào?
– Luật Doanh nghiệp năm 2005
– Nghị định 91/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP.
– Thông tư 61/2016/TT-BTC
– Thông tư 219/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 59/2018/TT-BTC
2. Nội dung :
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Còn Doanh nghiệp có vốn nhà nước được hiểu là cơ sở sản xuất, kinh doanh có một phần vốn góp của Nhà nước (nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ). Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước. Với trường hợp của công ty bạn, do tổng công ty chỉ có 98% vốn Nhà nước và 2% vốn cổ phần, chưa đáp ứng được điều kiện tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vì vậy, tổng công ty bạn không phải là doanh nghiệp Nhà nước.
Dịch vụ tham khảo: Tư vấn pháp luật về đầu tư trực tuyến miễn phí qua điện thoại
Vì vốn khác nhau nên quyền quyết định trong doanh nghiệp cũng khác nhau và tùy thuộc vào tỷ lệ vốn mà lại áp dụng những mô hình công ty khác nhau. Theo quy định tại Điều 89 Luật doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật doanh nghiệp 2014.” Tức là tổ chức theo một trong hai mô hình của công ty TNHH 1 thành viên, đây là đối với doanh nghiệp nhà nước (nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).
Đối với Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ thì sẽ áp dụng mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Như vậy, công ty bạn có vốn nhà nước là 98% mà áp dụng mô hình Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu là không phù hợp, trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, công ty bạn cần áp dụng đúng mô hình của công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc mô hình công ty cổ phần.
Cụ thể sẽ được quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn là Thông tư 61/2016/TT-BTC và Thông tư 219/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 59/2018/TT-BTC.