Theo quy định tại điều 86, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính như sau:

“Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Trong trường hợp đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về xây dựng trái phép mà chủ thể vi phạm không tự nguyện thực hiện thì Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản có giá trị tương ứng, khấu trừ một phần lương hoặc thu nhập…. Do đó, UBND Huyện có quyền yêu cầu xác minh tài sản nếu bên vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định vi phạm hành chính. 

Thứ hai, về việc phối hợp giải quyết của các cá nhân, tổ chức liên quan.

Khoản 3, điều 88, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định: 

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:

a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;

b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;

c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.”

Quy định trên chỉ rõ rằng Các cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp để triển khai và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với các biện pháp từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ cho hoạt động cưỡng chế này.