Khi một cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính và chưa đến mức bị xử lý hình sự thì cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tùy từng hành vi và mức độ vi phạm cụ thể.
1. Luật sư tư vấn về xử lý vi phạm hành chính
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị vi phạm khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành đúng nội dung đã được ghi nhận trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người vi phạm đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không chấp hành đúng thời hạn dẫn đến gặp khó khăn trong trình nộp phạt khi đã quá thời hạn.
2. Không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính phải có nghĩa vụ thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Do đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với đơn vị bạn với mức xử phạt là 100.000.000 đồng cùng biện pháp khắc phục hậu quả thì đơn vị bạn có trách nhiệm thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính này. Trường hợp đơn vị bạn không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:
“Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Tuy nhiên, quyết định xử phạt hành chính được ban hành từ năm 2015. Vì vậy, nếu hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2015
“Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”
Trường hợp quyết định xử lý hành chính đối với đơn vị bạn có hành thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Cao Nguyên về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.