Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích? Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích 1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó…” Theo đó, khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, theo yêu cầu Tòa án ra sẽ quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ tuyên bố mất tích? Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ tuyên bố mất tích được như sau: “Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích..” Tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ cụ thể như sau: Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ… 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; […]” Như vậy, người yêu cầu sẽ gửi đơn yêu cầu đến Tòa án đã ra quyết định tuyên bố mất tích để yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đó. Nội dung đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích? Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự như sau: “Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự 1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này. Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có); e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình; g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.” 3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.” Như vậy, trong đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích gồm những thông tin sau: – Ngày, tháng, năm làm đơn; – Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; – Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; – Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; – Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có); – Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình; – Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; Việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 390 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, như sau: “Điều 390. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích 1. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.” Theo đó, khi người bị tuyên bố mất tích trở về, gửi đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đến Tòa án thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người mất tích đã trở về nếu đơn được chấp nhận. Hậu quả của việc hủy bỏ tuyên bố mất tích? Theo Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: “Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích […] 2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. 3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. 4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.” Theo đó, khi quyết định tuyên bố mất tích bị hủy bỏ thì người bị tuyên bố mất tích được nhận lại tài sản do người quản lý chuyển giao sau khi thanh toán chi phí quản lý. Đối với việc vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Tòa án sẽ phải gửi quyết định hủy bỏ tuyên bố mất tích cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. CÔNG TY LUẬT TNHH CAO NGUYÊN TQT Địa chỉ: Số 1, đường số 3, khu phố 4, khu dân cư Thành ủy, phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0911.397.985 (Luật sư Trương Quốc Thông). Email: luatsu@luatcaonguyen.com Web: Luatcaonguyen.com