Tài sản là gì?
Khái niệm tài sản là khái niệm phổ biến nhất trong pháp luật dân sự, các chế định của pháp luật dân sự hầu hết đều đề cập xung quanh vấn đề tài sản. Đó có thể là quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản, quyền chuyển nhượng, tặng cho tài sản…
Theo hướng liệt kê các loại tài sản cơ bản, Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định rằng: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm tài sản là thuật ngữ được sử dụng chung cho bốn đối tượng là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó vật không chỉ bao gồm các vật dụng sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất bình thường mà còn bao gồm cả các đối tượng vật chất phức tạp như tuyến giao thông, sân bay, hệ thống công trình xây dựng… hoặc bao gồm cả các dạng năng lượng như điện, nhiệt sưởi, ga nén… được con người lưu trữ, sử dụng, khai thác đều được nhận định là vật. Tiền là công cụ trao đổi đa năng trong đại đa số các quan hệ tài sản có thể thay thế cho bất kỳ tài sản nào có giá trị tương đương. Hợp đồng mua bán tài sản là hệ quả trực tiếp nhất của việc sử dụng tiền tệ, tiền tệ là cơ sở để xác lập giao dịch mua bán, trong đó người mua có thể sử dụng tiền tệ để trở thành người bán và người bán có thể trở thành người mua trong một quan hệ mua bán khác. Giấy tờ có giá bao gồm các loại giấy tờ được phát hành theo những hình thức luật định và có nội dung chứng nhận quyền sở hữu tài sản của một người như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, kỳ phiếu, séc…
Quyền tài sản là gì?
Quyền tài sản là quyền mà ở đó quyền định giá được bằng tiền và có khả năng dịch chuyển thì được xem là một loại tài sản và loại tài sản đó được gọi là quyền tài sản. Ví dụ: quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,…
Tranh chấp quyền sở hữu tài sản được hiểu như thế nào?
Pháp luật nước ta hiện nay đã ghi nhận và có đầy đủ các chế tài bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên trên thực tế việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản diễn ra hằng ngày xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các giao dịch xác lập quyền sở hữu phát sinh liên tục trong xã hội năng động ngày nay. Do đó, không tránh khỏi việc các chủ thể xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Trong đó: Quyền chiếm hữu được hiểu là quyền mà ở đó chủ sở hữu tài sản được tự do thực hiện mọi hành vi để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Quyền định đoạt tài sản được hiểu là “quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản” theo quy định của BLDS 2015. Quyền sử dụng là một loại quyền có thể được chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng còn bao gồm quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong quá trình khai thác tài sản sở hữu.
Phương thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản
Trong quá trình chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản nếu có phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên các tranh chấp đối với quyền sở hữu tài sản vô cùng đa dạng và phức tạp, liên quan đến các lợi ích kinh tế lớn, do đó rất khó để các bên có thể đàm phán, thương lượng và đi đến thống nhất phương án giải quyết. Lựa chọn cuối cùng các bên thường hướng đến phương án khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hơn nữa, quá trình chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để đảm bảo quyền lợi tối đa của mình trong việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản tại Tòa án thường gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhất định. Đồng thời pháp luật dân sự hiện hành có rất nhiều quy định khác nhau liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, để có thể nắm rõ phương hướng giải quyết vụ việc cần phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực này. Do đó lựa chọn tối ưu của đại đa số mọi người đều tìm đến các Luật sư giàu kinh nghiệm và vững chuyên môn trong nghành để hỗ trợ tư vấn, giải quyết tranh chấp cho mình.
Đến với dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản của Công ty Luật TNHH Cao Nguyên TQT sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí về phương án giải quyết tranh chấp, từ đó quý khách hàng có thể tự mình hoặc ủy thác cho Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản tại Tòa án.
Trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Trước khi nộp đơn khởi kiện, quý khách phải xác định rõ thẩm quyền giải quyết của Tòa án để tránh trường hợp lựa chọn sai Tòa án giải quyết dẫn đến tốn kém nhiều thời gian. Theo quy định của BLTTDS 2015, cá nhân/ tổ chức có thể nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện, nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân/tổ chức nộp thay.
Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án
Sau khi xem xét hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền án phí. Khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án. Quá trình giải quyết vụ án, nếu cần cung cấp thêm chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện Tòa án sẽ yêu cầu nguyên đơn cung cấp thêm các chứng cứ khác. Trường hợp khi được triệu tập, nếu các bên thống nhất được phương án giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ lập Biên bản hòa giải để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên và ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử
Nếu trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự không thống nhất được phương án giải quyết thì Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn giải quyết thường kéo dài 4 tháng hoặc hơn (nếu vụ án phức tạp) kể từ ngày thụ lý vụ án. Sau khi Bản án có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án để buộc đối phương phải thi hành Bản án đó.
Thông tin liên hệ