Với tình trạng kinh tế suy thoái như hiện nay, một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp đã và đang làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán đối mặt với việc tuyên bố phá sản. Đây là thủ tục khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành dẫn đến mất rất nhiều thời gian, công sức. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục phá sản, Công ty Luật Cao Nguyên xin cung cấp đến Quý khách hàng thông tin về Thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Khái niệm về phá sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được hiểu là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014).

Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 8 Luật Phá sản 2014, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc các trường hợp trên.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tiến hành nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

+ Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

Bước 2: Tòa án xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

+ Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

+ Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

+ Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

+ Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ là có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng điều kiện trên. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Hội nghị này sẽ đưa ra một trong các kết luận sau:

– Đình chỉ thủ tục phá sản;

– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

– Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Dịch vụ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp

  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và soạn thảo hồ sơ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp;
  • Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quyền lợi của doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ khách hàng từ việc nộp đơn cho đến mở thủ tục phá sản và thi hành tuyên bố phá sản nhanh chóng, hợp pháp.

Trên đây là những thông tin tư vấn của Công ty Luật Cao Nguyên về thủ tục phá sản doanh nghiệp. Công ty Luật Cao Nguyên có đội ngũ chuyên viên tận tình, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí phù hợp với khách hàng. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ