Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế xã hội, các quan hệ tranh chấp cũng không ngừng diễn ra phổ biến, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại. Có thể thấy rằng, trong quá trình giao dịch, không thể tránh khỏi những tranh chấp chuyển nhượng vốn góp phức tạp giữa người chưa phải là thành viên công ty với công ty, thành viên công ty. Nhằm giúp Quý khách hàng tìm ra hướng giải quyết phù hợp, Công ty Luật Cao Nguyên xin cung cấp đến bạn thông tin liên quan đến tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
Khái niệm về tranh chấp chuyển nhượng phần vốn góp
Vốn góp là tổng giá trị tài sản mà thành viên góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp. Đây được xem là một phần quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Chuyển nhượng phần vốn góp là hành vi tiến hành chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên.
Như vậy, tranh chấp chuyển nhượng phần vốn góp là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp.
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm:
Thương lượng giữa các bên
Các bên trong quan hệ tranh chấp có thể lựa chọn phương thức thương lượng để có thể cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đi đến thống nhất nhằm tháo gỡ các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp mà không cần có sự trợ giúp của bên thứ ba. Hình thức giải quyết tranh chấp này sẽ không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/ NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ;
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều kiện để tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại là các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp được quy định tại tại Điều 6 Nghị định 22/2017/ NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Giải quyết tại Trọng tài
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội;
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật;
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tại Toà án
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án được quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự;
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự;
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự;
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án;
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
Khi xảy ra tranh chấp, trường hợp các bên không thương lượng, hòa giải được thì có thể đưa ra Tòa án để giải quyết.
Tòa án theo vụ việc: Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty là một trong những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tòa án theo cấp: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tòa án theo lãnh thổ: Người khởi kiện có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức), trừ trường hợp các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty nói riêng.
Dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty từ phía Công ty Luật Cao Nguyên
- Tư vấn các quy định của pháp luật có liên quan đến tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp trong giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp;
- Đại diện đàm phán, hòa giải tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết;
- Soạn thảo tài liệu, giấy tờ liên quan đến hồ sơ khởi kiện;
- Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
- Thực hiện các công việc có liên quan theo yêu cầu của khách hàng.
Trên đây là những thông tin tư vấn của Công ty Luật Cao Nguyên về tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Công ty Luật Cao Nguyên tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc về vấn đề tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty!
Thông tin liên hệ