Ngày nay, khi những giá trị vật chất được xem trọng, lên trên cả quan hệ tình thân, máu mủ ruột thịt thì những tranh chấp về tài sản liên quan đến lĩnh vực thừa kế ngày một nhiều. Và cho dù chúng ta có đạt được mục đích ban đầu mà mình mong muốn về tài sản tranh chấp thì sự mất mát đi kèm là cũng không hề nhỏ, nhất là về mối quan hệ tình cảm gia đình với nhau. Công ty Luật chúng tôi tiếp nhận rất nhiều yêu cầu của quý khách hàng để giải quyết các trường hợp nêu trên. Qua đó, nhận thấy còn nhiều vấn đề quý khách hàng còn chưa nắm rõ, để có cái nhìn đa chiều và hiểu biết hơn về các tranh chấp thừa kế, bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn.

Thừa kế là gì? Tranh chấp thừa kế liên quan đến những vấn đề nào?

Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người khi người đó chết. Quan hệ thừa kế là quan hệ giữa hai chủ thể, người có di sản (người chết) và người thừa kế. Người có di sản chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế là cá nhân hoặc pháp nhân.

Có thể kể đến các trường hợp tranh chấp thừa kế thường xảy ra như sau:

  • Tranh chấp về người thừa kế: là con ruột của người để lại di sản nhưng trên giấy tờ khai sinh lại không thể hiện người để lại di sản là cha mẹ, nay anh em của người này không đồng ý để cùng hưởng di sản; những người thừa kế cố tình che giấu người thừa kế khác để thực hiện thủ tục chia di sản; dùng giấy tờ giả để chứng minh sự kiện chết của người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản, người không được quyền hưởng di sản,…
  • Tranh chấp về hàng thừa kế: tranh chấp về người thừa kế theo pháp luật, theo di chúc, thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai,…
  • Tranh chấp về di sản để lại: di sản bao gồm các tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các nghĩa vụ về tài sản.

Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết như: tài sản riêng của người chết, tài sản chung với vợ chồng, tài sản chung với người khác, quyền khởi kiện về tài sản mà người chết là chủ thể lúc còn sống (quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, …). Đặc biệt cần lưu ý rằng: tiền phúng điếu không được xem là di sản, nó được xem là tài sản tặng cho những người thừa kế đứng ra tổ chức tang lễ hoặc khoản tiền hỗ trợ cho những người này để chi phí cho việc tổ chức tang lễ.

Tài sản nợ, nghĩa vụ của người để lại di sản: bao gồm nợ riêng, nợ chung của người để lại di sản, chi phí mai táng, chi chí bảo quản di sản, tiền công lao động nếu người để lại di sản là người sử dụng lao động, nợ chuyển giao được (nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản trả chậm, trả dần; nợ từ hợp đồng vay tài sản…).

Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người khi người đó chết. Quan hệ thừa kế là quan hệ giữa hai chủ thể, người có di sản (người chết) và người thừa kế
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người khi người đó chết. Quan hệ thừa kế là quan hệ giữa hai chủ thể, người có di sản (người chết) và người thừa kế

Ai có quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế?

Để có quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế thì tất yếu là người đó phải có quyền được hưởng di sản dù là hưởng theo pháp luật hay theo di chúc. Vì khi được hưởng di sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của bạn mới bị xâm phạm nếu không được hưởng theo đúng như luật định.

Hồ sơ cần chuẩn bị cho vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế

Trước khi nộp hồ sơ khởi kiện cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế vì tranh chấp thừa kế có thể bao gồm hai chủ thể là cá nhân và tổ chức. Khi nộp hồ sơ khởi các bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc nơi làm việc, trường hợp bị đơn là tổ chức thì phải khởi kiện tại Tòa án nơi có trụ sở. Riêng đối với trường hợp tranh chấp thừa kế có tranh chấp về bất động sản thì phải khởi kiện tại Tòa án nơi có tài sản đó.

Người khởi kiện thông thường cần chuẩn bị những giấy tờ sau để yêu cầu giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế:

  • Giấy tờ tùy thân của đương sự, giấy tờ thể hiện nơi cư trú (nếu có), hiện nay đã có Căn cước công dân gắn chíp thể hiện thông tin cư trú cũng như Luật cư trú năm 2020 quy định không bắt buộc sử dụng sổ hộ khẩu như trước đây;
  • Giấy tờ chứng mình người được hưởng di sản (khai sinh nếu là con hoặc cha, mẹ; Có giấy chứng nhận kết hôn nếu là vợ chồng)
  • Giấy tờ chứng minh sự kiện chết của người để lại di sản: giấy chứng tử, Quyết định của Tòa án.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có);
  • Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
  • Chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền và lợi ích của người khởi kiện bị xâm phạm.

Tuy nhiên để biết chính xác các loại giấy tờ cần có, những chứng cứ nào là tốt nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quý khách hàng có thể liên hệ Công ty Luật TNHH Cao Nguyên TQT để được trực tiếp tư vấn. Hơn nữa không phải lúc nào đương sự cũng có thể có đầy đủ các loại giấy tờ vì còn nhiều yếu tố khách quan, do đó giải quyết tranh di sản thừa kế vô cùng phức tạp và đa dạng nếu chúng ta không nắm rõ các quy định cũng như có sự hiểu biết ít nhiều về nó thì sẽ rất dễ có cái nhìn phiến diện và đưa ra những kết luận không chính xác.

Để có quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế thì tất yếu là người đó phải có quyền được hưởng di sản dù là hưởng theo pháp luật hay theo di chúc.
Để có quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế thì tất yếu là người đó phải có quyền được hưởng di sản dù là hưởng theo pháp luật hay theo di chúc.

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Cần xác định rõ người để lại di sản có lập di chúc khi còn sống hay không? Di chúc có đủ điều kiện để có hiệu lực theo quy định pháp luật hay không. Nếu trường hợp di chúc không hợp pháp thì phải yêu cầu Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu để đảm bảo quyền lợi của mình. Hoặc trường hợp có di chúc nhưng mình không được hưởng di sản theo di chúc thì cần xem xét mình có thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không.

Nắm được các hàng thừa kế theo pháp luật, trường hợp nào xuất hiện thừa kế thế vị, phần di sản mà người thừa kế đã từ chối thì phải giải quyết như thế nào, như thế nào là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Ngoài việc xác định đúng và đủ người thừa kế thì cũng cần biết cách chia phần của từng người thừa kế như thế nào là đúng, vì nhiều trường hợp sau khi chia di sản, người nhận tài sản người nhận tiền chênh lệch nhưng do không hiểu rõ phần của mình được hưởng dẫn đến có sự tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản liên quan đến tranh chấp thừa kế, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp mà chúng tôi không thể liệt kê một cách chi tiết để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn. Để được tư vấn một cách đầy đủ và chính xác nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thêm chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn lòng và hỗ trợ hết mình cho quý khách hàng.

Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Công ty Luật TNHH Cao Nguyên TQT

Đến với dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế của chúng tôi, Công ty Luật TNHH Cao Nguyên TQT sẽ xem xét hồ sơ và định hướng các phương án phân chia di sản theo quy định của pháp luật cũng như tư duy pháp lý thông thường của các Thẩm phán. Từ đó giúp các bạn nắm rõ quyền và lợi ích của mình trong vụ việc tranh chấp thừa kế.

Công ty Luật TNHH Cao Nguyên TQT còn tư vấn về trình tự xác định giá trị và thực trạng tài sản có tranh chấp; trình tự thủ tục tố tụng liên quan đến tranh chấp thừa kế phổ biến như thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ, thủ tục đo đạc nhà đất, dịch vụ thẩm định giá tài sản…

Hiện nay, trình tự thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế được quy định như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, nộp bằng đường bưu điện hoặc ủy quyền người khác nộp thay. Sau khi nhận đơn, Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và yêu cầu sửa đổi bổ sung nếu cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khởi kiện hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 2: Sau khi nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục cơ bản như triệu tập các bên lên hòa giải, xem xét thẩm định tại chỗ trong trường hợp cần thiết, thẩm định giá tài sản khi có đơn yêu cầu của đương sự…

Bước 3: Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ của vụ án, Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử công khai, trường hợp bị đơn vắng mặt lần đầu, Tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm và tiến hành phiên xét xử sơ thẩm lần 2 trong vòng 01 tháng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường và không quá 15 ngày trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn.

Thông tin liên hệ